Sự phát triển ở trẻ em là những thay đổi xảy ra xung quanh một đứa trẻ đang lớn và phát triển, những thay đổi này liên quan tới việc khỏe mạnh về thể chất, sáng suốt về tinh thần, lạc quan trong cảm xúc, tự tin trong giao tiếp và sẵn sàng để học hỏi. Sự phát triển của trẻ em tiểu học là một giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng học tập trong tương lai. Trong sự phát triển, lớn lên của trẻ em thì cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc theo dõi sự phát triển của trẻ, từ đó nhận biết sớm các vấn đề tiềm ẩn. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về những dấu hiệu cần chú ý trong sự phát triển của trẻ và hướng dẫn cách nhận biết sớm các vấn đề về sức khỏe.
1. Phát triển về mặt thể chất.
Ở vấn đề này, phát triển thể chất là sự phát triển của cơ thể được đo lường, đánh giá thông qua các chỉ số nhất định như: Cân nặng, chiều cao, số đo 3 vòng, chỉ số phát triển,… Hiểu theo nghĩa rộng hơn, sự phát triển thể chất chính là sự thay đổi, phát triển về thể lực. Nó được đánh giá bằng tốc độ phát triển thể chất, phản xạ với điều kiện tự nhiên, khả năng thích nghi với môi trường sống, sức bền và khả năng chịu đựng,…
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất trong sự phát triển của trẻ là sự tăng trưởng thể chất. Bạn nên chủ động và thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng,… của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mong đợi, có thể đó là dấu hiệu của các vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe.
Dấu hiệu cần chú ý:
- Trẻ không tăng cân hoặc giảm cân đột ngột.
- Chiều cao không phát triển trong khoảng thời gian dài.
- Trẻ thường xuyên than phiền về mệt mỏi hoặc không có sức.
2. Phát triển về mặt tâm lý.
Phát triển tâm lý trẻ em được hiểu là quá trình trẻ tiếp nhận, tương tác với xã hội. Từ đó, trẻ hình thành và phát triển khả năng nhận thức, tình cảm.
Sự phát triển tâm lý là rất quan trọng trong giai đoạn tiểu học. Trẻ cần học cách kiểm soát cảm xúc, xây dựng mối quan hệ xã hội và phát triển sự tự tin. Ở giai đoạn này, cha mẹ và nhà nên chú ý đến cách trẻ tương tác với bạn bè, người lớn và phản ứng với các tình huống khác nhau.
Dấu hiệu cần chú ý:
- Trẻ thường xuyên tách biệt, không muốn chơi với bạn bè.
- Thái độ cáu gắt, lo âu hoặc trầm cảm kéo dài.
- Khó khăn trong việc quản lý cảm xúc hoặc thể hiện cảm xúc không phù hợp.
3. Phát triển ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một phần quan trọng trong quá trình học tập và giao tiếp. Trẻ em tiểu học cần phải phát triển kỹ năng nói, nghe và đọc hiểu. Cha mẹ nên theo dõi khả năng ngôn ngữ của trẻ, từ cách phát âm cho đến khả năng diễn đạt suy nghĩ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ em.Dấu hiệu cần chú ý:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý tưởng hoặc câu chuyện.
- Trẻ không hiểu hoặc không thể theo kịp khi nghe giáo viên hoặc bạn bè nói.
- Ngôn ngữ phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
4. Phát triển kỹ năng xã hội.
Phát triển kỹ năng xã hội của trẻ chính là những kỹ năng mà trẻ em phát triển dựa trên kinh nghiệm xã hội, tri thức và cách thức ứng xử để tương tác với mọi người xung quanh một cách linh hoạt và thích hợp với từng tình huống. Kỹ năng xã hội giúp trẻ tương tác, giao tiếp, hòa nhập và thích nghi trong các môi trường như trường học, gia đình và cộng đồng. Cha mẹ cần quan sát cách trẻ giao tiếp và tương tác với bạn bè, cũng như khả năng giải quyết xung đột.
Dấu hiệu cần chú ý:
- Trẻ thường xuyên bị cô lập trong các hoạt động nhóm.
- Khó khăn trong việc kết bạn hoặc duy trì mối quan hệ bạn bè.
- Không biết cách xử lý mâu thuẫn hoặc thường xuyên gây rối.
5. Phát triển kỹ năng học tập.
Phát triển kỹ năng học tập cho trẻ em ở giai đoạn tiểu học sẽ giúp phụ huynh quản lý con trẻ biết cách áp dụng thời gian để tận dụng đa việc học, từ đó sẽ giúp các bé tiếp cận các kỹ năng theo cách của riêng mình để nghiên cứu và học tập đáp ứng nhu cầu cá nhân. Khi đồng hành cùng trẻ em phát triển kỹ năng học sẽ giúp chúng khám phá những gì phù hợp và không phù hợp với bản thân.
Dấu hiệu cần chú ý:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc hoặc viết, thường xuyên không hoàn thành bài tập.
- Thường xuyên cảm thấy chán nản hoặc không có hứng thú với việc học.
- Trẻ có dấu hiệu mất tập trung hoặc không chú ý trong giờ học.
Tóm lại, sự phát triển của trẻ em ở giai đoạn tiểu học là một hành trình phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm và chú ý từ cha mẹ. Việc nhận biết sớm các vấn đề về phát triển và sức khỏe sẽ giúp trẻ có được nền tảng vững chắc cho tương lai. Hãy luôn tạo ra một môi trường hỗ trợ, khuyến khích trẻ phát triển toàn diện và hạnh phúc. Bằng cách theo dõi sự phát triển của trẻ và hành động kịp thời khi cần thiết, bạn có thể giúp trẻ vượt qua những thách thức và đạt được tiềm năng tối đa của mình.
Trên đây là một số thông tin về những dấu hiệu cần chú ý trong sự phát triển của trẻ em. Ngoài những vấn đề khác về học tập của bé, nếu bạn đang cần tìm một chiếc bàn học thông minh chống gù, chống cận cho bé thì có thể tham khảo tại đây. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
🏠Showroom: số 9, ngõ 88 đường Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
🌎Shopee: https://shopee.vn/igmkids
☎️Hotline/Zalo: 05.666.999.23 – IGMKids Hà Nội.